Nhóm Phát Triển

Mr. Thao - Mr. Quân - Mr. Phượng
  • Tình Yêu Giới Tính

    Những Lời Tâm Sự Của Các Bạn Trẻ Về Những Chuyện Xung Quanh Mình. ...

  • Ảnh Bạn Bè

    Những Người Bạn Của Phượng , Thao , Quân , Giang , Thùy ...... ...

  • Slide 3 Title

    Go to Blogger edit html and replace these slide 3 description with your own words. ...

  • Slide 4 Title

    Go to Blogger edit html and replace these slide 4 description with your own words. ...

  • Slide 5 Title

    Go to Blogger edit html and replace these slide 5 description with your own words. ...

Admin Thông Báo

13 thg 12, 2010

Sinh viên lập "hợp tác xã" thời bão giá

Sinh viên lập "hợp tác xã" thời bão giá
(Dân trí) - Giá cả mọi thứ trở nên đắt đỏ trong khi “thu nhập” không thay đổi nên đời sống SV bị ảnh hưởng rõ rệt. Bên cạnh điệp khúc “thắt lưng buộc bụng”, nhiều nhóm SV sáng tạo ra cách ăn ở “hợp tác xã” để tiết kiệm chi tiêu.
Choáng vì giá
“Mỗi lần đi chợ, vẫn mua hàng như mọi ngày nhưng số tiền bỏ ra đã nhiều hơn gấp rưỡi”, Nguyễn Thị Huyền, SV trường CĐ Bách Việt than thở. Huyền cho hay, khoản tiền trợ cấp từ gia đình 1,5 triệu tháng gồm cả tiền phòng trọ, điện nước, ăn uống trước Huyền đã phải “chi ly”cho đủ chi tiêu thì nay mới qua 20 ngày đã cạn. 

Giá cả tăng, SV lại tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu (Ảnh: Hoài Nam).
“Giá thực phẩm tăng, thành ra tiền ăn uống trở thành gánh nặng. Phòng em hai người, trước một ngày đi chợ khoảng 30.000 đồng, giờ lên 40.000 mà vẫn chẳng đâu vào đâu. Tuần này em đã phải ứng tiền bạn tiêu đỡ”, Huyền nói.
Bình gas lại tăng 1.000 đồng, thêm mặt hàng tăng giá làm SV Lê Thị Hằng, ĐH Công nghiệp TP.HCM đau đầu. Hằng liệt kê: “Dưa leo 12.000 đồng/kg, mồng tơi 4.000 đồng/bó, bắp cải 10.000 đồng… rồi đến thịt, cá, gạo, mắm muối giá đều cao. Mỗi lần đi chợ em xót cả ruột, tiền hàng tháng em để trong thẻ ATM vơi nhanh thấy rõ”.
Điều mà Hằng và cả mấy chục SV thuê trọ tại khu đường Nguyễn Thái Sơn (Q. Gò Vấp) đang thấp thỏm lo lắng là chủ nhà sẽ tăng giá tiền thuê phòng. Hằng nói: “Tháng rồi chủ nhà vẫn thu mức giá cũ nhưng em đoán người ta chờ cho hết năm rồi tăng một thể. Bây giờ tiền phòng tăng 50.000 đồng hay 100.000 đồng/tháng là em đuối luôn”, nữ sinh này bảy tỏ.
Hằng cho biết, cô có ý định xin thêm bố mẹ tiền chi tiêu nhưng rồi lại gạt ý định này. Bố mẹ Hằng đều nhân viên công chức, đồng lương cũng “bất di bất dịch” đã phải chia ra nuôi ba chị em ăn học, tiền tháng gửi cho Hằng đôi lúc còn thiếu. Hằng nói: “Em tính đi làm thêm nhưng chuẩn bị bước vào năm cuối, bài vở rất căng nên đi làm ảnh hưởng việc học ngay”.
Bắt tay sống “hợp tác xã”
Giá cả đắt đỏ, buộc SV phải thắt lưng buộc bụng như giảm khẩu phần ăn, bớt la cà quán xá, tụ tập bạn bè… Bên cạnh đó, không ít SV lập tức nghĩ ra những cách để có thể “sống chung với bão”. Hình thức “hợp tác xã” chung chi đang được rất nhiều nhóm SV lựa chọn như cùng mua sắm ở siêu thị, chợ đầu mối rồi cùng nấu ăn... để giảm chi phí chi tiêu. 

Nhiều SV bắt ngay hình thức mua sắm “hợp tác xã” giảm áp lực giá cả (Ảnh: Hoài Nam).
Đời sống SV khu trọ của Thùy Hân, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 ở đường Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh) từ ngày giá cả biến động lại “lên đời” hơn trước. Thay vì bữa nào cũng ra chợ xào bữa đó, giờ nhiều SV trong xóm họp lại thành nhóm tuần một lần vào… siêu thị “gom hàng”. Họ mua “tập thể” như dầu ăn, đường, gạo đến rau củ, thịt cá… rồi về chia ra.
Theo các bạn đánh giá, giá cả hàng hóa ở siêu thị rẻ hơn ngoài chợ. Mỗi lần như vậy không chỉ  tiết kiệm được khoản tiền đáng kể mà SV còn thấy đời sống mình “sang” lên.
“Chúng em biết ở siêu thị có nhiều hàng bình ổn, giá thấp nhưng trước đây rất ngại vào vì mình dùng ít. Chẳng lẽ mua mớ rau, quả trứng cũng chạy vào siêu thị. Nhưng giờ giá cả đắt, từng nhóm quyết định kéo nhau cùng đi mua nên áp lực giá cả bớt căng thấy rõ”, Hân nói.  
Chỉ vào can dầu ăn 5 lít chỉ còn phần nhỏ, Ngọc Thu, cô bạn ở phòng cuối phân tích: “Mới rồi chúng em đi mua cả can này 150.000 đồng, chia mỗi phòng một lít, rẻ hơn nhiều mỗi lần chạy ra hàng tạp hóa mua chai nhỏ xíu”.
Chẳng những mua sắm chung, Thu cho hay, phòng cô và phòng bên cạnh còn “hợp tác nấu ăn”. Cắm chung một nồi cơm, nhóm chung một bếp than, một nồi thức ăn… nên chi phí về điện, nước, gas giảm đi. Thấy hình thức này hiệu quả, các phòng khác cũng hùn nhau lập "bếp tập thể".  
Đức Anh, SV năm 2 ĐH Kỹ thuật Công nghệ trước đây khư khư một mình dùng đường truyền internet nhưng rồi khi giá cả tăng, chi tiêu thiếu trước thiếu sau nên cậu chủ động kêu gọi phòng khác dùng chung để chia tiền. “Hồi trước em trả trọn gói 275.000 đồng, giờ chia ba, chỉ còn 90.000 đồng. Dùng có chậm hơn chút nhưng tiết kiệm”, Đức Anh nói.
Chẳng những vậy, cậu SV này còn tính sẽ tìm thêm người ở ghép để giảm tiền phòng. “Thấy cũng hay, giá cả tăng thấy các phòng nhộn nhịp cùng đi chợ, nấu ăn, rồi cái gì cũng chia nhau nên tình cảm xóm trọ thân thiết hơn. Trước em còn không biết mấy bạn phòng bên cạnh đâu”.
Trong cảnh khó khăn vì bão giá, các bạn SV đùa với nhau rằng, chung được chừng nào sẽ tiết kiệm được chừng đó. “Miễn sao là các đôi trai gái đừng kéo nhau về… sống thử”, cô bạn Thùy Hân hài hước.

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
  • Blogroll

  • Consectetuer

  • Popular

  • Comments